Web 3.0 Là Gì? Một Số Dự Án Blockchain Web 3.0 Nổi Bật
Đăng bởi TuyenLe vào December 9, 2021Hãy tưởng tượng một loại internet mới không chỉ diễn giải chính xác những gì bạn nhập mà còn thực sự hiểu mọi thứ bạn truyền tải. Cho dù thông qua văn bản, giọng nói hay các phương tiện truyền thông khác, một nơi mà tất cả nội dung bạn sử dụng đều phù hợp với bạn hơn bao giờ hết. Chúng ta đang ở thời điểm quan trọng của một giai đoạn mới trong quá trình phát triển của web. Một số nhà tiên phong gọi nó là Web 3.0.
Vậy Web 3.0 chính xác là gì, nó trông như thế nào và cách nó thay đổi cuộc sống của chúng ta? Hãy cùng Blackreport tìm hiểu xu hướng mới này để tránh bỏ lỡ các cơ hội đầu tư nhé các bạn!
1. Web 3.0 là gì?
Web 3.0 là thế hệ thứ ba sắp ra mắt của internet nơi các website và ứng dụng có thể xử lý thông tin theo cách thông minh giống như con người thông qua các công nghệ như Machine Learning (ML), Big Data.
Web 3.0 ban đầu được nhà phát minh World Wide Web Tim Berners-Lee gọi là Semantic Web (Web ngữ nghĩa) với mục đích trở thành một mạng internet tự chủ, thông minh và cởi mở hơn.
Định nghĩa Web 3.0 có thể được mở rộng như sau: dữ liệu sẽ được kết nối với nhau theo cách phi tập trung. Đây sẽ là một bước tiến vượt bậc so với thế hệ Internet hiện tại của chúng ta (Web 2.0), nơi dữ liệu chủ yếu được lưu trữ trong các kho lưu trữ tập trung.
Hơn nữa, người dùng và máy móc có thể tương tác với dữ liệu. Nhưng để điều này xảy ra, các chương trình cần hiểu thông tin cả về mặt khái niệm và ngữ cảnh. Với suy nghĩ này, hai nền tảng để phát triển Web 3.0 sẽ là: sematic web và trí tuệ nhân tạo (AI).
1.1. Web 3.0 – Tiền điện tử – Blockchain
Vì Web 3.0 network sẽ hoạt động thông qua các giao thức phi tập trung – nền tảng sáng lập của công nghệ blockchain và tiền điện tử – chúng ta có thể mong đợi sự hội tụ và mối quan hệ cộng sinh mạnh mẽ giữa ba công nghệ này và các lĩnh vực khác. Chúng có thể tương tác, tích hợp liền mạch, tự động thông qua các hợp đồng thông minh.
1.2. Công nghệ Web 3.0 – Các giai đoạn phát triển
Có một vài chi tiết mà chúng ta cần lưu ý khi xem xét công nghệ Web 3.0. Trước hết, khái niệm này khong phải là mới. Jeffrey Zeldman, một trong những nhà phát triển đầu tiên của các ứng dụng Web 1.0 và 2.0, đã biết một bài blog về sự hỗ trợ của mình cho Web 3.0 vào năm 2006. Nhưng các cuộc thảo luận xung quanh chủ đề này đã bắt đầu từ năm 2001.
Web 3.0 được sinh ra thông qua quá trình vận động, phát triển tự nhiên của các công cụ web thế hệ cũ kết hợp với các công nghệ tiên tiến như AI và Blockchain, cũng như sự kết nối giữa người dùng và việc sử dụng internet ngày càng tăng. Internet 3.0 là một bản nâng cấp cho các tiền thân của nó là web 1.0 và 2.0.
· Web 1.0 (1989 -2005)
Web 1.0 còn được gọi là web tĩnh, là mạng internet đầu tiên và đáng tin cậy nhất trong những năm 1990 mặc dù chỉ cung cấp quyền truy cập thông tin hạn chế với ít hoặc không có sự tương tác của người dùng. Khi bạn đang đọc bài viết này trên trang web Blackreport.tech thì đây chính là ví dụ của Web 1.0. Bạn chỉ có thể đọc thông tin trên trang web mà không có thêm bất kỳ tương tác nào với nó.
Web 1.0 không có các thuật toán để sàng lọc các trang internet. Điều này khiến người dùng rất khó tìm thấy thông tin liên quan. Nó giống như một đường cao tốc một chiều với lối đi nhỏ hẹp, nơi việc tạo nội dung được thực hiện bởi một số ít người và thông tin chủ yếu đến từ các thư mục.
· Web 2.0 (2005 – hiện tại)
Mạng xã hội hay Web 2.0 đã tăng khả năng tương tác của Internet lên rất nhiều nhờ vào những tiến bộ trong công nghệ như Javascript, HTML5, CSS3, v.v., cho phép các công ty khởi nghiệp xây dựng các nền tảng web tương tác như Youtube, Facebook, Wikipedia và nhiều hơn nữa.
Điều này mở đường cho cả mạng xã hội và sản lượng nội dung cho người dùng tạo ra phát triển mạnh mẽ vì dữ liệu hiện có thể được phân phối và chia sẻ giữa các nền tảng và ứng dụng khác nhau.
Bộ công cụ trong thời đại internet này được tiên phong bởi một số nhà đổi mới web như Jeffreay Zeldman.
· Web 3.0 (tương lai)
Web 3.0 là giai đoạn tiếp theo của quá trình phát triển web. Nó sẽ làm cho internet trở nên thông minh hơn hoặc xử lý thông tin với trí thông minh gần giống con người thông qua sức mạnh của các hệ thống AI có thể chạy các chương trình thông minh để hỗ trợ người dùng.
Tim Berners-Lee đã nói rằng Semantic Web có nghãi là giao diện “tự động” với hệ thống, con người và thiết bị gia đình. Như vậy quá trình tạo nội dung và ra quyết định sẽ có sự tham gia của cả con người và mát móc. Điều này sẽ cho phép tạo và phân phối nội dung phù hợp nhất một cách thông minh đến thẳng mọi người tiêu dùng internet.
1.3. Các điểm mấu chốt của Web 3.0
Để thực sự hiểu về giai đoạn phát triển tiếp theo của internet, chúng ta cần xem xét 4 yếu tố chính của Web 3.0:
- Ubiquity – Tính phổ biến
- Semantic Web – Web ngữ nghĩa
- Artificial Intelligence – Trí tuệ nhân tạo
- 3D graphics – đồ hoạ 3D
· Ubiquity
Ubiquity – tính phổ biến có nghĩa là có mặt hoặc có khả năng ở mọi nơi, đặc biệt là cùng một lúc hay còn được hiểu là có mặt ở khắp nơi.
Web 2.0 đã có sẵn tính phổ biến: một người dùng Facebook có thể chụp một tấm hình và chia sẻ nó ngay lập tức, làm cho bức hình đó trở nên phổ biến, lan toả rộng rãi với mọi người, bất kể họ ở đâu, miễn là họ có truy cập Facebook.
Web 2.0 chỉ đơn giản là đưa điều này tiến thêm một bước nữa bằng cách làm cho mọi người có thể truy cập internet ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào. Đến một lúc nào đó các thiết bị kết nối internet sẽ không còn tập trung vào máy tính và điện thoại thông minh như trong Web 2.0 vì công nghệ IoT (Internet of Things) sẽ mang đến vô số loại thiết bị thông minh.
· Semantic Web
Theo Berners-Lee, Semantic Web cho phép các máy tính phân tích một lượng lớn dữ liệu từ Web, bao gồm nội dung, các giao dịch và mối liên kết giữa mọi người.
Trong thực tế, điều này sẽ trông như thế nào? Ví dụ, hãy lấy hai câu sau:
- I love Bitcoin
- I <3 Bitcoin
Cú pháp có thể khác nhau nhưng ngữ nghĩa của chúng khá giống nhau, vì ngữ nghĩa chỉ liên quan đến ý nghĩa hoặc cảm xúc của nội dung.
Việc áp dụng ngữ nghĩa trong Web sẽ cho phép máy móc giải mã ý nghĩa và cảm xúc bằng cách phân tích dữ liệu. Do đó, người dùng internet sẽ có trải nghiệm tốt hơn nhờ kết nối dữ liệu nâng cao.
· Artificial Intelligence
Vì các thiết bị Web 3.0 cps thể đọc, giải mã ý nghĩa và cảm xúc được truyền tải bởi một bộ dữ liệu, nó tạo ra các máy thông minh.
Mặc dù Web 2.0 có các khả năng tương tự, nó vẫn chủ yếu dựa vào con người, điều này mở ra kẽ hở cho các hành vi gian lận trong đánh giá xếp hạng sản phẩm.
Ví dụ: các nền tảng đánh giá trực tuyến như Trustpilot cung cấp một cách để người tiêu dùng đánh giá bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ nào. Thật không may, một công ty có thể chỉ cần tập hợp một nhóm người đủ lớn và trả tiền cho họ để tạo ra các đánh giá tích cực. Do đó, Internet cần AI để học cách phân biệt hàng thật và hàng giả nhằm cung cấp dữ liệu đánh tin cậy.
Hệ thống AI của google gần đây đã xoá khoảng 100.000 đánh giá tiêu cực về ứng dụng Robinhood khỏi Play Store sau sự cố giao dịch Gamespot khi phát hiện thấy các nổ lực thao túng xếp hạng nhằm mục đích phản đối ứng dụng một cách giả tạo. Đây là cách AI hoạt động, khi được kết hợp cùng với Web 3.0, sẽ cho phép các blog và các nền tảng trực tuyến khác sàng lọc dữ liệu và điều chỉnh chúng theo ý thích của từng người dùng. Khi AI tiến bộ, nó cuối cùng sẽ có thể cung cấp cho người dùng dữ liệu được chọn lọc tốt nhất mà không thiên vị.
· Spatial Web và 3D Graphics
Một số người còn gọi Web 2.0 là Spatial Web (Web không gian) nhằm mục đích làm mờ ranh giới giữa vật lý và kỹ thuật số bằng cách cách mạng hoá công nghệ đồ hoạ, tập trung vào thế giới ảo 3D.
Không giống như công nghệ 2D, đồ hoạ 3D mang đến một cấp độ đắm chìm mới không chỉ trong các ứng dụng chơi game của tương lai như Decentraland, mà còn các nhân tố khác như bất động sản, sức khoẻ và thương mại điện tử.
1.4. Các ứng dụng Web 3.0
Yêu cầu cơ bản đối với ứng dụng Web 3.0 là khả năng tiêu hoá thông tin quy mô lớn và biến nó thành kiến thức thực tế và thực thi hữu ích cho người dùng. Các ứng dụng này vẫn đang ở giai đoạn đầu, có nghĩa là chúng còn rất nhiều chỗ để cải tiến và khác xa so với cách các ứng dụng Web 3.0 có thể hoạt động.
Một số công ty đang xây dựng hoặc có các sản phẩm mà họ đang chuyển đổi thành ứng dụng Internet 3.0 là Amazon, Apple và Google. Hai ví dụ về các ứng dụng sử dụng công nghệ Web 3.0 là Siri và Wolfram Alpha.
2. Giới thiệu một số dự án blockchain Web 3.0 nổi bật
Vì Web 3.0 vẫn đang còn ở giai đoạn rất sớm nên anh em có thể cân nhắc lựa chọn một số dự án để đưa vào danh mục đầu tư, nắm giữ dài hạn và đón đầu xu hướng ở giai đoạn sơ khai.
Để khám phá các dự án web 3.0 trong thị trường crypto, các bạn có thể truy cập vào link: https://coinmarketcap.com/view/web3/
Sau đây, Blackreport sẽ giới thiệu đến anh em một số dự án web 3.0 nổi bật, có vốn hoá đứng top trong thị trường crypto.
2.1. Polkadot
Polkadot là một giao thức đa chuỗi phân mảnh mã nguồn mở. Hay hiểu đơn giản, Polkadot là một mạng lưới giúp kết nối các blockchain riêng lẻ với nhau. Nó cho phép các blockchain này chia sẻ dữ liệu với nhau một cách phi tập trung.
Polkadot có 4 thành phần chính:
- Relaychain: trái tim của Polkadot, giúp tạo ra sự đồng thuận, khả năng tương tác và bảo mật được chia sẻ trên mạng của các chuỗi khác nhau.
- Parachain: các chuỗi độc lập có thể có token riêng và được tối ưu hoá cho các trường hợp sử dụng cụ thể. Chỉ có 100 parachain và các dự án cần phải đấu giá để có thể xây dựng trên
- Parathread: tương tự parachain nhưng không cần phải đấu giá mà có mô hình giống như cho thuê.
- Bridge: cho phép các Parachain và Parathread tương tác, kết nối với nhau.
Polkadot được thành lập bởi Web3 Foundation, một Quỹ Thuỵ Sĩ được thành lập để tạo điều kiện cho cho một web phi tập trung đầy đủ chức năng và thân thiện với người dùng, như một dự án mã nguồn mở.
Chi tiết về Polkadot token:
- Tên: DOT
- Rank: 9
- Chức năng: quản trị, vận hành mạng lưới, tạo parachain

2.2. Chainlink
Chainlink là một mạng lưới cung cấp các dữ liệu, giá cả, thông tin từ thế giới thực vào blockchain và ngược lại.
Chainlink là một trong những network đầu tiên cho phép tích hợp dữ liệu ngoài đời thực vào các các hợp đồng thông minh. Với nhiều đối tác đáng tin cậy, Chainlink là một trong những công ty lớn trong lĩnh vực xử lý dữ liệu. Do khả năng tích hợp dữ liệu ngoài chuỗi, Chainlink đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà cung cấp dữ liệu đang tin cậy như Brave New Coin, Alpha Vantage và Houbi. Các nhà cung cấp dữ liệu có thể bán quyền truy cập vào dữ liệu trực tiếp cho Chainlink và kiếm tiền từ các thông tin họ có. Theo một thống kê gần đây, Chainlink hiện đang có hơn 1000 đối tác.
Chi tiết về Chainlink token:
- Tên: LINK
- Rank: 20
- Chức năng: Dùng để thanh toán chi phí cho, nhận dữ liệu từ các bên liên quan

2.3. Filecoin
Filecoin là một hệ thống lưu trữ phi tập trung nhằm mục đích “lưu trữ thông tin quan trọng nhất của nhân loại”. Dự án đã huy động được 205 triệu đô la trong đợt ICO vào năm 2017.
Filecoin nhằm mục đích lưu trữ dự liệu theo cách phi tập trung. Không giống như các công ty lưu trữ đám mây như Amazon Web Services hoặc Cloudflare, vốn dễ gặp các vấn đề về sự tập trung, Filecoin tận dụng tính chất phi tập trung của mình để bảo vệ tính toàn vẹn của vị trí dữ liệu, giúp dữ liệu dễ dàng truy xuất và khó che giấu.
Các hệ thống lưu trữ phi tập trung như Filecoin cho phép mọi người tự mình trở thành người giám sát dữ liệu của họ, cũng như giúp mọi người trên toàn thế giới dễ dàng truy cập web hơn. Vì việc tham gia vào mạng Filecoin bằng cách khai thác và lưu trữ có liên quan trực tiếp đến việc giành được nhiều phần thưởng khối hơn, nên Filecoin khuyến khích người tham gia hành động trung thực và lưu trữ dữ liệu càng nhiều càng tốt.
Chi tiết về Filecoin token:
- Tên: FIL
- Rank: 36
- Chức năng: Phần thưởng khuyến khích cho những người cung cấp dịch vụ lưu trữ của mạng, cung cấp quyền truy cập vào thông tin được lưu trữ trên mạng lưới

2.4. Theta
Theta là một nền tảng video streaming xây dựng trên blockchain. Ra mắt vào tháng 3 năm 2019, Theta hoạt động như một mạng lưới phi tập trung, trong đó người dùng chia sẻ băng thông và tài nguyên máy tính trên cơ sở ngang hàng (P2P). Dự án được cố vấn bởi Steve Chen, đồng sáng lập Youtube và Justin Kan, đồng sáng lập Twitch.
Đội ngũ xây dựng nói rằng dự án nhằm làm rung chuyển ngành công nghiệp livestream ở thời điểm hiện tại – tập trung hoá, cơ sở hạ tầng kém và chi phí cao làm cho người dùng có trải nghiệm kém. Người sáng tạo nội dung cũng kiếm được ít doanh thu hơn do các rào cản giữa họ và người dùng cuối.
Chi tiết về Theta token:
- Tên: THETA
- Rank: 42
- Chức năng: Phần thưởng cho những người sáng tạo nội dung, cung cấp dịch vụ. Chi phí cho các dịch vụ trên nền tảng (dịch vụ quảng cáo). Phương tiện thanh toán khi mua bán, trao đổi các sản phẩm trên nền tảng

2.5. BitTorrent
BitTorrent là một nền tảng chia sẻ tệp và torrent ngang hàng (P2P). Được phát hành lần đầu vào tháng 7 năm 2001, BitTorrent đã được mua bởi nền tảng blockchain TRON vào tháng 7 năm 2018. Kể từ khi được mua lại, BitTorrent đã bổ sung nhiều công cụ mới khác nhau, với đồng tiền điện tử chuyên dụng, BTT được phát hành vào tháng 2 năm 2019. BTT được ra mắt trên Blockchain riêng của TRON với tiêu chuẩn TRC-10.
Theo tại liệu chính thức của mình, BitTorrent hiện là “giao thức truyền thông P2P phi tập trung lớn nhất” trên thế giới.
Chi tiết về BitTorrent token:
- Tên: BTT
- Rank: 46
- Chức năng: Phần thưởng cho những người cung cấp dịch vụ. Chi phí thanh toán cho các dịch vụ trả phí trên mạng lưới.

3. Lời kết
Tuy rằng web 3.0 vẫn chưa thật sự bùng nổ nhưng mình tin rằng nó sẽ là ứng cử viên sáng giá cho con sóng tiếp theo của thị trường crypto. Hi vọng những thông tin về Web 3.0 trong bài viết này sẽ đem lại nhiều thông tin giá trị phục vụ cho công việc đầu tư của anh em.
Mọi bài viết của Blackreport chỉ với mục đích thông tin và không cấu thành lời khuyên đầu tư. Chúc anh em đạt được nhiều thành công trên con đường đầu tư crypto của mình.