Tầm quan trọng của việc hiểu về Tokenomics
Đăng bởi TuyenLe vào June 14, 2021Tokenomics là một thuật ngữ chỉ mô hình kinh tế học của một loại token. Để đi sâu và khám phá tiềm năng của một đồng tiền điện tử, chúng ta cần phải hiểu rõ về tokenomic của đồng tiền điện tử đó.
Tuy tiền điện tử là một thị trường còn non trẻ so với hệ thống tài chính đã tồn tại hàng thập kỷ trên thế giới nhưng đang có những phát triển vượt bậc cũng như tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc. Đó là lý do tại sao mọi người đều hào hứng với thị trường này. Nhưng để có được lợi nhuận, chúng ta cần phải hiểu đầy đủ về cách chúng hoạt động. Câu hỏi quan trọng nhất là tại sao một số tiền điện tử này lại có giá trị hơn những loại tiền điện tử khác? Lý do phía sau sự khác biệt này chính là Tokenomics.
Tokenomics là một trong những điều quan trọng nhất để đánh giá khi phân tích tiền điện tử. Hãy cùng thảo luận về các yếu tố tokenomic khác nhau mà chúng ta cần phân tích trước khi đầu tư vào tiền điện tử nhé!
Coins vs Tokens
Coin là bất kỳ loại tiền điện tử nào mà có một Blockchain quản trị độc lập. Chúng là tài sản có nguồn gốc từ blockchain riêng của chúng. Ví dụ, BTC, ETH, XRP, etc. Tất cả các đồng coin này tồn tại như dữ liệu trên một cơ sở dữ liệu hoặc blockchain toàn cầu. Blockchain này theo dõi tất cả các giao dịch, được kiểm tra và xác minh bởi các máy tính trên khắp thế giới. Hầu hết các coin được sử dụng để trao đổi giống như tiền. Tuy nhiên, một vài coin có những công dụng khác như được sử dụng như cổ phần để xác thực giao dịch trên network hoặc thúc đẩy các ứng dụng, smart contract, các giao dịch token.
Token thường bị nhầm lẫn với coin. Tuy nhiên, giữa chúng có một sự khác biệt lớn. Token là những tiền điện tử không có blockchain riêng nhưng được tạo ra trên các blockchain hiện có. Token hưởng lợi ích từ công nghệ của blockchain ban đầu. Ví dụ, ERC-20 token được xây dựng trên Ethereum. Ngoài Ethereum còn có nhiều blockchain khác như Waves, NEO, Lisk và Stratis. Các token có thể tồn tại trên nhiều blockchain khác nhau.
Ví dụ, nếu token đang được tạo trên Ethereum, người tạo sẽ cần phải chi tiêu một số tiền điện tử nền tảng (ETH) để nhờ các miners của network xác thực giao dịch của token đó.
Sau khi được tạo, token được sử dụng để kích hoạt các tính năng của Decentralized App (dApp) mà chúng được thiết kế cho. Trong một số trường hợp, chúng được sử dụng làm quyền biểu quyết (voting) hoặc dùng làm phần thưởng cho người dùng lấy từ phí giao dịch.
Thời gian và tài nguyên được tiết kiệm vì các nhà phát triển của dApp và token không phải tạo blockchain riêng của họ. Với dApp, họ có thể sử dụng các tính năng của tiền điện tử đồng thời hưởng lợi từ sự bảo mật của blockchain nền tảng.
Nguồn cung và vốn hóa thị trường
Khi xem xét bất kỳ loại tiền điện tử nào, hãy luôn chú ý đến vốn hoá thị trường của tiền điện tử đó chứ không phải giá trị đô la của nó.
Vốn hoá thị trường (Market cap) = số lượng coin / token đang lưu thông * giá hiện tại
Hầu hết tiền điện tử đều có lượng coin / token đang lưu thông thấp hơn so với tổng cung bởi vì phần còn lại đang bị lock hoặc vẫn cần được khai thác.

Ngoài ra, chúng ta cũng cần chú ý đến giá trị “Fully Diluted Valuation” của tiền điện tử. Đây là giá trị vốn hoá thị trường lý thuyết của tiền điện tử đó nếu mọi coin / token của nó đều đang được lưu hành. Bạn có thể tham khảo thông số này ở Coingecko.
Fully Diluted Valuation = Tổng cung * giá trị hiện tại của coin / token
Phân bổ và phân phối tiền điện tử
Tiền điện tử có thể được ra mắt theo 2 cách:
- Fair Launch
- Pre-mine
Fair Launch là một hình thức ra mắt được công bố công khai mà không có bất kỳ hoạt động khai thác trước nào. Mọi người đều có thể bắt đầu khai thác coin hoặc token. Không có các phần phân bổ coin / token dành cho các nhóm khác nhau đối với Fair Launch.
Ngược lại, Pre-mine là khi nhóm phát triển dự án đào trước một số hoặc tất cả các coin / token trước khi ra mắt với công chúng. Một phần coin / token của các đồng tiền điện tử này thường được bán trước khi khởi động dự án để gọi vốn và cung cấp nguồn tài chính hỗ trợ cho việc xây dựng dự án.
Hầu hết các Pre-mine token được phân bổ cho team và các nhà đầu tư private. Chỉ một phần nhỏ được bán công khai trong một đợt Initial Coin Offering (ICO). Điều này dẫn đến nguồn cung lưu hành nhỏ cho nhiều loại tiền điện tử và cũng có thể làm hạn chế sự phát triển của đồng tiền điện tử đó. Bạn có thể tìm kiếm thông tin về phân bổ của các đồng tiền điện tử bằng cách xem chi tiết ICO của họ trên Icodrops và Messari.
Khi đã nắm rõ về phân bổ của một đồng tiền điện tử, bạn có thể kiểm tra quá trình phân phối thông qua Blockchain Explorer của nó. Quá nhiều token tập trung trong một vài ví có nghĩa là có nguy cơ những token này có thể bị dump trên thị trường trong vài phút.
Vesting và Inflation (lạm phát)
Vesting: quá trình phân phối token cho nhà đầu tư
Vesting áp dụng cho tiền điện tử dạng pre-mine và đề cập đến việc phân bổ coin hoặc token trong tương lai. Các dự án pre-mine thường khoá một phần nhất định các token của họ và trả dần dần theo thời gian. Điều này sẽ tạo lòng tin cho các token holder rằng dự án sẽ không bị dump bởi lượng token phân bổ cho team hoặc các nhà đầu tư private. Thông thường, quá trình Vesting được lên lịch trong vòng vài năm.

Tiền điện tử có lạm phát và giảm phát. Cũng giống như nền kinh tế truyền thống, khi lạm phát quá mức, giá trị của coin hay token đang lưu hành có thể giảm theo thời gian. Tiền điện tử Proof of Stake (PoS) thường có mức độ lạm phát nhất định để khuyến khích những Validators trên network của họ. Nhiều DeFi token cũng sử dụng lạm phát để thưởng cho các nhà cung cấp thanh khoản (Liquidity Provider – LP) trên giao thức của họ. Vì vậy đối với DeFi token, chúng ta nên kiếm token thông qua việc cung cấp thanh khoản hơn là mua chúng trên sàn giao dịch. Nếu tiền điện tử giảm phát, việc giảm nguồn cung sẽ làm tăng giá trị của tiền điện tử đó theo thời gian.
Staking và các tiện ích khác
Khi staking tiền điện tử như một validator, coin hoặc token thường bị khoá trong một khoảng thời gian. Ví dụ, ETH đang được stake trong Ethereum 2.0 sẽ bị khoá đến 2022. Tất cả ETH đang được stake sẽ không thể thực hiện bất gì giao dịch nào. Điều này làm giảm nguồn cung thực tế đang lưu hành của ETH, có thể nâng cao giá trị của đồng coin này. Tính năng này hiệu quả hơn nhiều so với PoS.
Nhiều DeFi token có tính năng voting trong hệ thống quản trị. Khi tổng giá trị bị khoá (Total Value Locked – TVL) trong một giao thức tăng lên, nhu cầu về token quản trị của nó cũng tăng.
Lời kết
Coin và token đều có ưu – nhược điểm. Mặc dù token có thể là khoản đầu tư có lợi hơn nhưng chúng có rủi ro cao hơn. Thay vào đó, coin thường hỗ trợ một hệ sinh thái lớn hơn. Điều này giúp coin có vòng đời cao hơn và dẫn đến giá trị tăng dần do hệ sinh thái ngày càng phát triển của chúng.
Tiền điện tử nên được đánh giá dựa trên “Fully Diluted Valuation”. Theo đó, chúng ta có thể dễ dàng để phát hiện ra liệu tiền điện tử nào đang được định giá thấp hay được định giá quá cao. Mặc dù vậy, hiện nay rất khó tìm ra các loại tiền điện tử ra mắt theo hình thức Fair Launch.
Tiếp cận thị trường tiền điện tử là một công việc đầy thử thách, nhưng hiểu được sự khác biệt cơ bản giữa các loại tiền điện tử khác nhau có thể giúp chúng ta quản lý rủi ro và đưa ra quyết định đầu tư tốt hơn trong khu rừng tiền điện tử này.
Tham gia nhóm BlackReport để cập nhập thông tin sớm nhất nhé!
Nhóm Telegram: @vnblackreport
Kênh Telegram: @channelblackreport
Website: blackreport.tech
Facebook: facebook.com/blackreport.tech
Twitter: twitter.com/blackreportvn