icon
vien
icon
icon

HƯỚNG DẪN BẢO VỆ TÀI SẢN KHI GIAO DỊCH Ở DEFI

Đăng bởi TuyenLe vào May 11, 2021

DeFi – Tài chính phi tập trung có lẽ là cụm từ được nhắc đến nhiều nhất trong thị trường crypto năm 2020. Và cho đến hiện nay, nửa năm 2021, cụm từ này vẫn còn rất hot do sự phát triển vượt bậc cùng với sự ra đời của nhiều hệ sinh thái DeFi khác nhau.

Vậy DeFi là gì? Cách bảo vệ tài sản của bạn khi giao dịch ở DeFi?

Trước khi đi vào nội dung chính, Blackreport sẽ tóm tắt một số thông tin để giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn về thị trường mà bạn đang giao dịch hằng ngày nhé!

1.  DeFi là gì?

DeFi là từ viết tắt của “Decentralized Finance” (tài chính phi tập trung). DeFi là một thuật ngữ bao trùm cho nhiều ứng dụng tài chính khác nhau trong cryptocurrency hoặc blockchain hướng đến việc phá vỡ các trung gian trong việc giao dịch tài chính.

Lịch sử phát triển của DeFi

Một trong những dự án lâu đời nhất trên Ethereum là Maker – một giao thức cho phép mint ra stablecoin phi tập trung đầu tiên, DAI. Marker được tài trợ bởi Venture Capital và ra mắt vào cuối năm 2017.

Ngày 2 tháng 11 năm 2018, phiên bản đầu tiên của Uniswap được công bố, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của DeFi ở những mốc thời gian sau đó.

Vậy rủi ro khi giao dịch ở DeFi là gì?

DeFi có nhiều ưu điểm như:

  • Quyền kiểm soát: Người chơi hoàn toàn được nắm và toàn quyền sở hữu tài sản của mình. Tất cả các giao dịch được diễn ra ngang hàng thông qua Smart contract
  • Ẩn danh: Giao dịch trên sàn DEX của DeFi thông tin người chơi sẽ được đảm bảo an toàn hơn vì sàn chỉ biết được số lượng ví nhưng sẽ không biết được danh tính của bạn.
  • Bảo mật: Đối với DEX thì các hacker gần như là không thể tấn công và chiếm đoạt tài sản của người dùng. Vì tài sản của người dùng nằm trên Blockchain được bảo mật bởi các node trong mạng lưới.

Tuy nhiên!

Nếu không hiểu rõ về bản chất của thị trường, bạn sẽ phải đối mặt với những rùi ro vô cùng lớn.

DeFi cực kỳ nguy hiểm! Mỗi khi approve các đơn token như : BUSD, USDT hoặc WBNB thì có nghĩa là các bạn cấp phép cho nền tảng lạ sử dụng những token trên mà không cần bạn cho phép. Tương đương với việc nó có thể rút hết tiền trong ví của bạn mà không gặp bất kỳ trở ngại nào. Vậy nên, mỗi khi approve cho token trên các nền tảng mà bạn không tin tưởng thì sau khi giao dịch xong, các bạn hãy kiểm tra lại lịch sử cấp quyền và huỷ quyền nhé. Tránh trường hợp một ngày đẹp trời các bạn kiểm tra ví và nhận ra toàn bộ tiền của mình đã mất.

2.  Hướng dẫn huỷ uỷ quyền truy cập ví

Bước 1: Kiểm tra các site mà bạn đã kết nối ví

Ở bước này, các bạn có thể tìm và ngắt kết nối ví với các site mà mình đã kết nối trước đó.

Bước 2: Kiếm tra những token nào mà bạn đã approve vào site cần huỷ uỷ quyền và tìm lại contract của những token đó

Để kiểm tra lịch sử approval, các bạn có thể sử dụng:

  • Debank.com: Hiện đang hỗ trợ các chain: ETH – BSC – xDai – polygon (Matic).  Heco Chain sẽ được hỗ trợ trong tương lai.

Lưu ý:

sau khi kiểm tra xong lịch sử approval, để đảm bảo an toàn, các bạn hãy quay lại bước 1 để ngắt kết nối với các site này nhé.

Đối với Fantom Opera. Hiện chưa có site nào hỗ trợ kiểm tra lịch sử giao dịch nên các bạn phải tự nhớ những token mà mình đã approve.

Bước 3: Tìm contract của site mà bạn muốn huỷ uỷ quyền

Đầu tiên, vào phần lịch sử hoạt động của ví Metamask

Tiếp theo, tìm đến giao dịch trên site mà bạn muốn huỷ uỷ quyền, ở ví dụ này sẽ là site Ester.Finance

Chọn giao dịch bất kỳ bạn sẽ tìm được contract của site mà bạn muốn huỷ uỷ quyền. Nhớ lưu lại contract này để thực hiện các bước tiếp theo nhé.

Bước 4: Huỷ uỷ quyền

Hãy vào Explorer tương ứng với network.

Sau khi vào Explorer tương ứng. Các bạn nhập địa chỉ contract của token đã tìm ở bước 2 vào thanh tìm kiếm. Tìm đến mục Write Contract hoặc Write Proxy (tuỳ token) và kết nối ví.

Tiếp theo, tìm đến mục Approve, tại ô:

  • spender (address): điền contract của site muốn huỷ uỷ quyền
  • value (uint256): 0

Sau đó bấm nút Write để gửi yêu cầu cho metamask xác nhận

Vậy là bạn đã hoàn tất các bước để huỷ uỷ quyền truy cập ví ở các site mà bạn đã từng giao dịch. Tài sản của bạn lúc này đã an toàn và trong tầm kiểm soát của chính bạn!

3.  Lời kết

DeFi được tạo ra trao quyền cho bạn quản lý tài sản của chính mình, không cần phải thông qua một đối tác thứ ba giống như tài chính tập trung (Centralized Finance). Tuy nhiên, nếu không hiểu được các rủi ro thì tài sản của bạn sẽ vô cùng nguy hiểm. Đôi khi tài sản sẽ nằm ngoài tầm kiểm soát của chính bạn. Vì vậy hãy cẩn trọng hết sức có thể để bảo vệ tài sản của mình nhé.


Tham gia nhóm BlackReport để cập nhập thông tin sớm nhất nhé!

Nhóm Telegram: @vnblackreport
Kênh Telegram: @channelblackreport
Website: blackreport.tech
Facebook: facebook.com/blackreport.tech
Twitter: twitter.com/blackreportvn

Tham gia nhóm BlackReport để cập nhập thông tin sớm nhất !

Bài viết liên quan